Trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do mà doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh một thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau như gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc cần thời gian để sắp xếp lại công việc thay vì tiến hành thủ tục giải thể. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh được tiến hành như nào? Luật Hoàng Thành xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết dưới đây để tham khảo.
1. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
– Doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
+ Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
+ Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
2.1. Doanh nghiệp đăng ký thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh
Căn cứ khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
* Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh gồm:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp (Mẫu phụ lục II-19 của Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
* Thủ tục tạm ngừng kinh doanh:
Bước 1: Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời gian thông báo: chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh
Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020.
2.2. Tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Căn cứ Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
…
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Theo đó, khi thuộc một trong 02 trường hợp sau đây thì cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh:
– Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trên đây là thông tin về thủ tục tạm ngừng kinh doanh mà Quý khách hàng có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ:Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8