Thủ tục giám định chữ ký

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật giám định tư pháp 2012.
  • Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật giám định tư pháp

2. Thủ tục giám định chữ ký

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu giám định bao gồm:

  • văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định;
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan;​

Lưu ý: Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

b) Nội dung yêu cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An hoặc văn phòng giám định tư pháp bao gồm:

  1. Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
  2. Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  3. Viện Khoa học hình sự; Trung Tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc Bộ Công An.
  4. Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.
  5. Văn phòng giám định tư pháp

Nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan trên.

  • Kết quả : Kể từ khi nhận được hồ sơ, tùy thuộc vào độ phức tạp của ký tự, văn bản cần giám định cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả giám định trong vòng 10 – 30 ngày làm việc.
  • Phí giám định: Phí giám định chữ viết sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời gian giám định, số mẫu yêu cầu giám định và nhu cầu giám định. Mức phí tham khảo :
  • Chi phí Giám định chữ ký: 15.000.000 VNĐ(mười năm triệu đồng)