QUYỀN NUÔI CON SAU KHI ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Quyền nuôi con sau khi đơn phương ly hôn

Pháp luật về hôn nhân và gia đình cho phép quyền đơn phương ly hôn. Vậy Quyền nuôi con sau khi đơn phương ly hôn thuộc về ai? Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Thành sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về quyền nuôi con sau khi đơn phương ly hôn.

1. Đơn phương ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo pháp luật hiện hành, có hai trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn (Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) và ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Theo đó, đơn phương ly hôn là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, hoặc cũng có thể hai bên vợ chồng có mong muốn ly hôn nhưng không thể thống nhất về quyền nuôi con, phân chia tài sản sau ly hôn.

2. Quyền nuôi con sau khi đơn phương ly hôn thuộc về ai?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn” như sau:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó việc nuôi con sau khi đơn phương ly hôn thực hiện theo quy định trên.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu việc nuôi con cần chứng minh nhiều yếu tố, trong đó quan trọng gồm:

– Khả năng về mặt tài chính để nuôi dưỡng con

– Môi trường giáo dục và nuôi dưỡng nào tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của con

– Tư cách đạo đức, lối sống của người nuôi dưỡng

– Các yếu tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc nuôi dạy trẻ. (Ví dụ: trẻ thân thiết với mẹ hay bố hơn? Ai là người thường xuyên chăm sóc và gần gũi con hơn? Hoặc con đến tuổi dậy thì nên ở với mẹ để chuẩn bị cho bé về sự thay đổi mặt tâm lý và sinh lý….)

3. Quyền và nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con

Bên không được trực tiếp nuôi con sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Trên đây là toàn bộ bài viết về quyền nuôi con sau khi đơn phương ly hôn mà Quý Khách hàng có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc cụ thể, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông qua các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.