Phân biệt cán bộ, công chức

Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức chiếm số lượng lớn lực lượng lao động và có những điểm tương đồng giữa các đối tượng tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được ba đối tượng này. Ngoài ra, hình thức xử lý kỷ luật đối với ba đối tượng này cũng được quy định khác nhau. Để hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, Luật Hoàng Thành mời bạn đọc tham khảo bài viết “Phân biệt cán bộ, công chức” dưới đây:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Cán bộ, công chức 2008;

– Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung 2019);

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014);

– Luật Việc làm 2013;

– Nghị định 122/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

2. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Để phân biệt được ba đối tượng này có thể dựa vào một số tiêu chí, cụ thể như sau:

Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Khái niệm Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, cổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

 

Công chức là công dân Việt Nam, đươc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương tứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp hyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

 

Chế độ làm việc Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc.
Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp.
Chế độ bảo hiểm Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.

 

Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.

 

Phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

Cán bộ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Kiển trách Khiển trách Khiển trách
Cảnh cáo Cảnh cáo Cảnh cáo
Cách chức Hạ bậc lương Giáng chức
Bãi nhiệm Buộc thôi việc Cách chức
Buộc thôi việc

Căn cứ Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, viên chức sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật sau:

Viên chức không giữ chức vụ quản lý Viên chức giữ chức vụ quản lý
Kiển trách Khiển trách
Cảnh cáo Cảnh cáo
Buộc thôi việc Cách chức
Buộc thôi việc

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội