1. Trang thiết bị và thuốc sử dụng để thi hành án tử hình cho tử tù
Căn cứ Điều 4, Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định thuốc và trang thiết bị sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:
– Một liều thuốc dùng cho 01 người, gồm 03 loại sau:
+ Thuốc làm mất tri giác.
+ Thuốc làm liệt hệ vận động.
+ Thuốc làm ngưng hoạt động của tim.
– Thuốc dùng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
– Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình gồm:
+ Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án.
+ Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển.
+ Máy kiểm tra nhịp đập của tim.
+ Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án.
+ Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
2. Tiêm thuốc độc mà tử tù không chết thì giải quyết như nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP, quy trình tiêm thuốc được thực hiện như sau:
– Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
– Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
– Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
+ Chuẩn bị 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng).
+ Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm, trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
+ Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩn mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tư hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
– Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án từ hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưua chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng.
– Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành ấn tử hình chưa chết, cán bô kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thư ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chêt thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng vụ án.
– Việc thực hiện các bước theo quy định trên có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
– Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
– Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
– Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
– Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Như vậy, sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng để tiêm lần thứ hai, thứ ba. Nếu đã tiêm hết liều thuốc thứ ba sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8