Báo cáo thuế là nghiệp vụ kế toán quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện để đảm bảo sự kết nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp trong hoạt động tài chính. Nhằm giúp các doanh nghiệp kê khai, báo cáo đúng thời hạn các biện pháp chế tài đã được đưa ra mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế. Để biết cụ thể về mức xử phạt mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hoàng Thành.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính khi chậm nộp báo cáo thuế
– Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hoá đơn là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó:
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt
– Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
– Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, mức phạt tiền được áp dụng như mức đối với cá nhân.
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức, doanh nghiệp bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (trừ mức phạt tiền đối với hành vi được quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về ừng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
+ Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
+ Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hoá đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hoá đơn có khung tiền phạt cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
– Thời hiệu được tính từ ngày người nộp thuế thực hiện nộp hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế phát hiện.
2. Các mức phạt đối với hành vi vi phạm thời hạn nộp báo cáo thuế
– Những mức xử phạt với hành vi chậm nộp báo cáo thuế được xác định dựa trên số ngày nộp hồ sơ khai thuế vượt qua thời hạn.
– Mức phạt cụ thể được quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
MỨC PHẠT | SỐ NGÀY CHẬM NỘP |
Phạt cảnh cáo | Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên |
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 60 ngày |
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | Đối với một trong các hành vi sau:
-Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; -Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; -Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. |
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng | -Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
-Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 điều này. |
Trên đây là một số thông tin về các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, quý. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: Số 15, phố Nhật Chiêu, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8