Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn thông thường sẽ mất nhiều thời gian hơn trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn. Có rất nhiều câu hỏi từ Quý bạn đọc gửi tới Luật Hoàng Thành rằng theo quy định hiện nay thì đơn phương ly hôn có cần hòa giải không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
1. Đơn phương ly hôn có cần tiến hành hoà giải không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:
“Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Để trả lời cho câu hỏi đơn phương ly hôn có cần hòa giải không thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Do đó, trong vụ án đơn phương ly hôn nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải thì một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án.
Riêng bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương có thể vắng mặt sau 02 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được.
2. Các trường hợp không tiến hành hoà giải được
Căn cứ theo Điều 206 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải là yêu cầu bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
Căn cứ theo Điều 207 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như sau:
“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”
Như vậy, nếu vụ án dân sự thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì không được hòa giải và tiến hành hòa giải được. Khi ly hôn thuận tình thì theo quy định của pháp luật bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải. Nhưng riêng đơn phương ly hôn, nếu một trong hai bên vợ chồng làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong 02 lần triệu tập hợp lệ thì không tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn sẽ không hòa giải.
Trên đây là toàn bộ bài viết về đơn phương ly hôn có cần hoà giải không mà Quý Khách hàng có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc cụ thể, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông qua các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ:Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8