THUẬN TÌNH LY HÔN CÓ CẦN HÒA GIẢI KHÔNG

Thuận tình ly hôn có cần hoà giải không

Khách hàng: “Chào Luật sư, hiện nay cả hai vợ chồng tôi thuận tình ly hôn, đã thỏa thuận xong mọi vấn đề sau khi ly hôn, vậy làm sao để ly hôn nhanh mà không cần hòa giải? Cảm ơn Luật sư!”

Để trả lời câu hỏi của Quý Khách hàng, Luật Hoàng Thành kính mời Khách hàng tham khảo bài viết sau đây: “Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?”

Hòa giải là việc bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên thỏa thuận, thương lượng với nhau để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp. Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, Tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại. Trong vụ việc thuận tình ly hôn, hòa giải có ý nghĩa to lớn trong việc hàn gắn mối quan hệ, giải quyết xung đột vợ chồng, hướng tới giải quyết vụ việc một cách hài hòa, nhanh chóng.

Trong vụ việc dân sự đặc biệt là khi giải quyết ly hôn bằng phương thức hòa giải, cần phải dựa trên các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự;
  • Không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận phù hợp với ý chí của mình;
  • Nội dung thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật và không trái với đạo đức xã hội. Sự thỏa thuận giữa vợ và chồng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.

Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luậy về hòa giải ở cơ sở.”

Bên cạnh đó, Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về hòa giải tại Tòa án:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy, khi ly hôn pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp với nhau. Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án, thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Do đó thuận tình ly hôn có phải hòa giải theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?” mà Quý Khách hàng có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc cụ thể, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông qua các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ:Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội