Hoạt động kinh doanh có bắt buộc phải đăng ký kinh doanh không?

Hoạt động kinh doanh được hiểu là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Chủ thể kinh doanh bao gồm: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.

Căn cứ theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân cụ thể như sau:

– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

– Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.

– Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

Đồng thời nghĩa vụ của thương nhân được quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 như sau:

“Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”

Theo đó, tất cả các thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định:

–  Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

– Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì không phải hoạt động kinh doanh nào cũng phải đăng ký. Theo đó, những cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên, hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,… không cần phải đăng ký kinh doanh theo như quy định của pháp luật.

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội