THỦ TỤC THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ

Hiện nay, Hợp tác xã được biết đến là loại hình hợp tác kinh doanh phổ biến tại Việt Nam và đang được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm đặc biệt bởi đặc thù cùng hợp tác, liên kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất. Hiểu được nhu cầu đó, Công ty Luật Hoàng Thành xin gửi tới Quý khách hàng quy trình thành lập Hợp tác xã và các vấn đề pháp lý liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. HỢP TÁC XÃ LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã . (Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012)

Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

– Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Hợp tác xã;

– Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật Hợp tác xã, Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Khoản 14 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT;

– Có trụ sở chính theo quy định như sau: Trụ sở chính của hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Hợp tác xã phải được thành lập bởi ít nhất 7 thành viên. Tất cả các thành viên đều tự nguyện tham gia và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, tổ chức hợp tác sẽ tạo việc làm cho mọi người nhằm đáp ứng nhu cầu chung của mọi thành viên.

2. HỒ SƠ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ

Thành phần hồ sơ đăng ký Hợp tác xã được quy định tại Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã (Phụ lục I-1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);

– Điều lệ;

– Phương án sản xuất, kinh doanh (Phụ lục I-2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);

– Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên (Phụ lục I-3, I-4 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);

– Nghị quyết hội nghị thành lập;

– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/ Hộ chiếu của Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã;

– Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: (1) bản sao chứng thực CMND/CCCD/ Hộ chiếu của người được uỷ quyền; (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Đối với Thủ tục đăng ký hợp tác xã là tổ chức tín dụng thì kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỢP TÁC XÃ

Bước 1. Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký thành lập Hợp tác xã

Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã (Phụ lục I-1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);

– Điều lệ;

– Phương án sản xuất, kinh doanh (Phụ lục I-2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);

– Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên (Phụ lục I-3, I-4 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT);

– Nghị quyết hội nghị thành lập;

– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/ Hộ chiếu của Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã;

– Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau: (1) bản sao chứng thực CMND/CCCD/ Hộ chiếu của người được uỷ quyền; (2) Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Đối với Thủ tục đăng ký hợp tác xã là tổ chức tín dụng thì kèm theo hồ sơ phải có bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ trực tiếp (tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở) hoặc nộp hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký Hợp tác xã.

Bước 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, đồng thời tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ trong khoảng 03 ngày làm việc, theo đó:

– Nếu hồ sơ hợp lệ, Quý khách hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung Hồ sơ bằng văn bản. Quý khách hàng tiến hành điều chỉnh theo thông báo và nộp lại hồ sơ theo hướng dẫn.

Bước 3. Đăng ký mẫu con dấu

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã, Quý khách hàng mang Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã tới Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện thủ tục khắc dấu và đăng ký mẫu con dấu theo quy định.

Trên đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề thành lập Hợp tác xã. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.