THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trên thực tiễn một số nhà kinh doanh hiện nay đang khá mơ hồ về thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Luật Hoàng Thành xin gửi tới Quý bạn đọc bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước doanh nghiệp cần biết để thực hiện thủ tục này một cách hiệu quả và nhanh gọn nhất.

1. Thành lập doanh nghiệp là gì

Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Cụ thể, khái niệm thành lập công ty có thể được lý giải trên 2 góc độ như sau:

Góc độ kinh tế

Thành lập doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị đầy đủ những vấn đề, điều kiện kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể kinh doanh cần chuẩn bị những điều kiện liên quan như tên, địa chỉ trụ sở, máy móc, thiết bị, nhận sự…

Góc độ pháp lý

Thành lập doanh nghiệp được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.

2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành đang công nhận 05 loại hình doanh nghiệp, gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Tùy theo nhu cầu và mô hình mà doanh nghiệp hướng tới chọn một trong năm loại hình nêu trên.

Thứ hai, xác định một số thông tin cụ thể liên quan đến đăng ký doanh nghiệp như: tên công ty, nơi đặt trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.

Thứ ba, chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo các Điều 19, 20, 21, 22 của Luật Doanh nghiệp 2020, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Thứ tư, nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể chọn một trong ba hình thức để nộp hồ sơ bao gồm: nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện và nộp online qua mạng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Thứ năm, khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo khoản 5 Điều 26 của Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm;
  • Tên của doanh nghiệp đặt đúng quy định;
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ;
  • Nộp đủ phí và lệ phí theo quy định.

Thứ sáu, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Các nội dung cần công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Trên đây là các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mà Quý khách hàng có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội