THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH HỢP TÁC XÃ

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã

Trong quá trình kinh doanh Hợp tác xã có thể tạm ngừng kinh doanh hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau, kiến cho Hợp tác xã phải tạm ngừng kinh doanh một thời gian.

Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh được quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hoàng Thành để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hợp tác xã năm 2012;

– Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;

– Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.

2. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã

Hồ sơ tạm ngừng hoạt động hợp tác xã gồm:

+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã (theo mẫu quy định tại  Phụ lục I-10 Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT).

+ Nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của Hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh của hợp tác xã.

+ Văn bản ủy quyền (trong trường hợp uỷ quyền thực hiện thủ tục);

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được uỷ quyền;

3. Trình tự thực hiện

Bước 1. Khi tạm ngừng hoạt động hợp tác xã, người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo uỷ quyền của hợp tác xã nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính  ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng hoạt động.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ, công chức Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận/huyện có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nêu rõ lý do theo mẫu phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp từ chối nhận hồ sơ: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu phiếu từ chối giải quyết hồ sơ.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Uỷ ban nhân dân quận/huyện bàn giao hồ sơ gốc về phòng Tài chính – Kế hoạch thụ lý và giải quyết theo thẩm quyền.

– Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết, phòng Tài chính – Kế hoạch trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời gian thông báo trả lại hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thời gian. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhận hồ sơ đầy đủ.

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận: Hoàn thiện và cấp giấy chứng nhận trên hệ thống thông tin quốc gia về Đăng ký hợp tác xã sau đó bàn giao kết quả về bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả.

Lưu ý: Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động thì hợp tác xã phải thông báo tiếp cho UBND huyện/quận nhưng tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 01 năm.

 

Trên đây là thủ tục tạm ngừng kinh doanh hợp tác xã. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.