THỦ TỤC RÚT ĐƠN THUẬN TÌNH LY HÔN

Thủ tục rút đơn thuận tình ly hôn

Vợ chồng đã gửi đơn yêu cầu Tòa án nhưng sau đó, họ lại không muốn ly hôn nữa và xin rút đơn ly hôn. Vậy Vợ chồng có thể thực hiện thủ tục xin rút đơn không? Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Thành sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về thủ tục rút đơn thuận tình ly hôn.

1. Thuận tình ly hôn là gì?

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy, sự tự nguyện của vợ chồng là điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn”

2. Rút đơn thuận tình ly hôn là gì?

Rút đơn thuận tình ly hôn là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa sau khi đã nộp đơn thuận tình ly hôn lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi một trong hai nơi cư trú hoặc làm việc của vợ chồng.

Theo đó, điểm e Khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn yêu cầu khi người yêu cầu rút đơn yêu cầu như sau:

Điều 364. Trả lại đơn yêu cầu

Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:

e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;”

Theo đó, Tòa án trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi vợ hoặc chồng có rút đơn yêu cầu.

3. Thủ tục rút đơn thuận tình ly hôn

Bước 1: Nộp đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn theo mẫu

Vợ chồng viết đơn yêu cầu rút đơn theo mẫu gửi lên Tòa án nhân dân mà vợ chồng đã nộp đơn để Tòa án trả lại đơn và hồ sơ.

Bước 2: Nhận lại giấy tờ thuận tình ly hôn

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trường hợp Tòa án quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây: Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.

Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Rút đơn ly hôn thuận tình có được nộp lại không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây: Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.

Theo đó, nếu có căn cứ để ly hôn và muốn yêu cầu tòa án giải quyết thì vợ chồng hoàn toàn có thể nộp lại đơn ly hôn. Tòa án vẫn sẽ xem xét đơn và giải quyết yêu cầu của vợ chồng theo thủ tục tố tụng dân sự.

 

Trên đây là một số thông tin về thủ tục rút đơn thuận tình ly hôn. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: Số 15, phố Nhật Chiêu, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội