Sự khác nhau giữa chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp

  1. Khái niệm chủ thể kinh doanh và doanh nghiệp

Khái niệm về chủ thể kinh doanh không được thể hiện trong luật cụ thể mà nó có thể được hiểu là tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Doanh nghiệp được định nghĩa tại khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, theo đó được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

  1. Phân biệt giữa chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp

Về bản chất, đó đều là những chủ thể thực hiện các hoạt động về kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh nói chung hay chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng đều có những đặc trưng cơ bản giống nhau sau đây:

  • Thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp. Điều này thể hiện qua việc hoạt động kinh doanh mà các chủ thể này thực hiện được coi là công việc mang tính chất lâu dài, ổn định và tạo ra thu nhập.
  • Việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp đều diễn ra trên thị trường, đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
  • Các hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục và độc lập.
  • Nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, sinh lời

Tuy nhiên, không phải tất cả chủ thể kinh doanh đều được xác định là chủ sở hữu doanh nghiệp, có thể phân biệt chủ thể kinh doanh và chủ sở hữu doanh nghiệp ở những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Chủ thể kinh doanh đa dạng hơn chủ sở hữu doanh nghiệp về đối tượng thực hiện. Cụ thể chủ thể kinh doanh bao gồm cả chủ sở hữu doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh,…Không phải tất cả các chủ thể kinh doanh đều bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ bao gồm những đối tượng là tổ chức, cá nhân có thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Là những tổ chức, cá nhân có tên trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, dựa trên những này có thể xác định chủ thể kinh doanh có phạm vi lớn hơn và bao hàm chủ sở hữu của doanh nghiệp. Theo đó, các đối tượng là tổ chức, cá nhân chỉ cần đáp ứng được yếu tố thực hiện hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục và phát sinh lợi nhuận đều có thể được đánh giá là chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, để được coi là chủ sở hữu doanh nghiệp đòi hỏi phải đáp ứng được các điều kiện pháp lý nhất định liên quan như phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với mỗi hình thức doanh nghiệp nhất định.

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội