Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

  1. Đặt tên Hộ kinh doanh

Tên của hộ kinh doanh phải được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ- CP, cụ thể:

  • Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” + “Tên riêng của hộ kinh doanh”;
  • Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu; Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện;
  • Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh N.A.M.E.
  1. Ngành nghề kinh doanh:
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
  1. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
  • Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
  • Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh;
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  1. Vốn điều lệ khi đăng ký Hộ kinh doanh

Như đã nêu ở trên, vốn điều lệ của Hộ kinh doanh hiện nay không quy định về số vốn tối thiểu hay tối đa. Tuy nhiên, việc chịu trách nhiệm về rủi ro khi kinh doanh không thuận lợi là vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn đã đăng ký).

  1. Các loại thuế, thời hạn đóng và mức đóng

Theo quy định pháp luật hiện hành, Hộ kinh doanh trong quá trình kinh doanh sẽ chịu 03 loại thuế là:

  • Lệ phí môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân.
  1. Hộ kinh doanh được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

Mọi thủ tục pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Hoàng Thành để được tư vấn chuyên nghiệp nhất với sự tận tâm và chi phí hợp lý nhất!