Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập công ty mang ý nghĩa to lớn, nó không giống như các thủ tục hành chính đơn thuần khác mà là cả một quá trình thực hiện mà người khởi nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành. Do đó, nếu chưa trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là môt thiệt thòi cho những doanh chủ trong tương lai trên con đường khởi nghiệp.

Trên thực tế không phải tất cả cá nhân hay tổ chức, cơ quan nào cũng có thể đại diện thành lập công ty/ doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo luật định thì mới được đăng ký và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thành lập công ty/doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  1. Người đại diện công ty.
  • Có CMND, Căn cước công dân, hộ chiếu liên quan.
  • Đảm bảo hành vi năng lực dân sự.
  • Không thuộc nhóm đối tượng không được phép thành lập công ty, doanh nghiệp.
  1. Tên đăng ký công ty
  • Tên công ty tuân thủ chữ cái trong bảng tiếng việt, các chữ F, J, Z, W và các ký hiệu khác liên quan.
  • Tên loại hình công ty đi kèm Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Thông tin đi kèm tên công ty bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.
  1. Địa điểm đăng ký công ty

Địa điểm đăng ký công ty/doanh nghiệp cần xác định chuẩn theo địa chỉ số nhà, ngõ, ngách, phố, tỉnh, thành phố cùng các thông tin khác như số điện thoại, fax, email,…(nếu có)

Chung cư, khu tập thể cho người dân sử dụng không được phép đăng ký trụ sở, trừ những trường hợp công ty được cấp phép thuê.

  1. Nguồn vốn công ty

Các công ty, doanh nghiệp trong vòng 90 ngày cần đáp ứng đủ số vốn điều lệ và pháp định tối thiểu với những ngành nghề yêu cầu điều kiện vốn pháp định. Trong trường hợp công ty không chuẩn bị được nguồn vốn, công ty buộc phải điều chỉnh nguồn vốn giảm tương đương nếu số vốn vẫn tuân thủ điều kiện vốn tối thiểu.

  1. Ngành, nghề kinh doanh

Theo Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, Doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.

Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.

Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ).

Nắm được những lưu ý trên để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Trình tự thành lập công ty phải được hình thành từ khâu lựa chọn tên doanh nghiệp đến khâu lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh lựa chọn nào là tối ưu nhất và đúng quy định của pháp luật doanh nghiệp quy định.

Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội