HỒ SƠ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG HỘ KINH DOANH

Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Có rất nhiều lý do để tiến hành thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể. Vi dụ như khi hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả mà chủ hộ kinh doanh muốn chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh .

Hoặc khi hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả phát triển hơn với quy mô lớn hơn so với trước hoặc theo quy định có sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên thì lúc này hộ kinh doanh đã không còn thích hợp. Chủ hộ phải giải thể hộ kinh doanh và thành lập doanh nghiệp mới phù hợp với quy mô, điều kiện mới. Vậy hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh gồm những gì, Luật Hoàng Thành mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Căn cứ quy định tại Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh như sau:

“Điều 92. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

1. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

a) Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

b) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.”

Như vậy, theo quy định trên thì khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kèm theo hồ sơ bao gồm:

1. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

4. Bản sao hợp lệ Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

5. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.

6. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Lưu ý:

– Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

2. Mức phạt với hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh mà không thông báo là bao nhiêu?

Tại Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh như sau:

“Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;

e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;

g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.”

Như vậy, theo điểm đ khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP nêu trên thì hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động không thông báo thì có thể chịu xử lý trách nhiệm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, buộc phải thực hiện thông báo lại với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Trong đó, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì bị phạt gấp đôi.

 

Trên đây là một số thông tin về hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: Số 15, phố Nhật Chiêu, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội