THUẬN TÌNH LY HÔN CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ

Thuận tình ly hôn cần những giấy tờ gì

Khi mục đích hôn nhân không thể đạt được, cả hai không thể tiếp tục duy trì chung sống với nhau, ly hôn là phương án tốt nhất để để giải quyết mối quan hệ giữa hai người. Vậy hồ sơ, thủ tục thuận tình ly hôn cần những giấy tờ gì? Luật Hoàng Thành, Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

1. Điều kiện thuận tình ly hôn

Để thuận tình ly hôn, Khách hàng cần đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

  • Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, cùng đồng thuận việc chấm dứt quan hệ hôn nhân;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, việc chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái;
  • Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con cái trong từng trường hợp cụ thể phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;

Lưu ý: Đối với các trường hợp quy định trên, các bên chỉ cần tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, con cái, cấp dưỡng,… Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp trên theo thủ tục chung về đơn phương ly hôn.

2. Thuận tình ly hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hồ sơ thuận tình ly hôn cần những giấy tờ sau đây:

  • Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (Theo mẫu của Tòa án);
  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bảo sao hợp lệ Giấy khai sinh của con chung;
  • Bản sao sổ hộ khẩu gia đình;
  • Bản sao Căn cước công dân của vợ;
  • Bản sao Căn cước công dân của chồng;
  • Bản sao các tài liệu, chứng cứ chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Đăng ký xe, Sổ tiết kiệm,,,

Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

… 

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;”

Như vậy, sau khi chuẩn bị hồ sơ cần thiết thuận tình ly hôn, Khách hàng nộp hồ sơ thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú làm việc của vợ và chồng. Sau đó, Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ.

Thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định từ 2-3 tháng tùy tính chất từng vụ việc.

3. Ai có nghĩa vụ chịu lệ phí khi thuận tình ly hôn?

Căn cứ Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu lệ phí như sau:

Điều 149. Nghĩa vụ chịu lệ phí

1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.

2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí.”

Theo đó, trường hợp yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì hai vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chịu lệ phí.

Nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì mỗi người sẽ chịu một nửa lệ phí.

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Thuận tình ly hôn cần những giấy tờ gì?” mà Quý Khách hàng có thể tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc cụ thể, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông qua các phương thức sau:

Gọi đến số hotline: 0925.109.888

Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com

Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ:Số 15 Phố Nhật Chiêu, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội