Quyền yêu cầu phản tố là một trong những quyền của bị đơn trong vụ án dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định. Vậy thời điểm để bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố là khi nào? Bài viết dưới đây Luật Hoàng Thành xin gửi tới Quý khách hàng nội dung tư vấn về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
1. Phản tố là gì?
Quyền yêu cầu phản tố là một quyền của bị đơn (người bị kiện) trong vụ án dân sự, theo đó bị đơn có quyền kiện ngược lại nguyên đơn (người kiện) nếu như yêu cầu phản tố của bị đơn đáp ứng các điều kiện của quy định pháp luật.
2. Điều kiện về yêu cầu phản tố của bị đơn
Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, theo đó sau khi nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
4. Thủ tục yêu cầu phản tố
Thủ tục đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại Điều 202 Bộ luật này được tiến hành theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Bị đơn gửi yêu cầu phản tố đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết
Căn cứ theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được thông báo của Tòa án thì phải gửi yêu cầu phản tố, trừ trường hợp gia hạn vì lý do chính đáng cũng không quá 15 ngày.
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét đơn phản tố
Bước 3: Bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại đơn nếu không được Tòa án chấp nhận
Bước 4: Thời hạn giải quyết
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày bị đơn nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán được phân công có trách nhiệm xem xét đơn và đưa ra quyết định.
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8