Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Vậy cần điều kiện gì để trở thành thành viên cũng như quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã như thế nào? Luật Hoàng Thành mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
– Luật Hợp tác xã 2012;
– Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
2. Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã
a) Đối với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 quy định: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân.
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã.
– Góp vốn theo thoả thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
b) Đối với cá nhân là người nước ngoài
Căn cứ Điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, ngoài các điều kiện trên, cá nhân là người nước ngoài khi tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trường hợp tham gia hợp tác xã toạ việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với người lao động là người nước ngoài.
– Đối với hợp tác xã có ngành nghè kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
– Các điều kiện khác do hợp tác xã quy định.
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trên đây thì bạn có thể trở thành thành viên của hợp tác xã.
Lưu ý: Cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã có quy định khác.
3. Quyền của thành viên hợp tác xã
Căn cứ Điều 14 Luật Hợp tác xã 2012, thành viên của hợp tác xã có các quyền sau đây:
– Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
– Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã.
– Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã.
– Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012.
– Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiển soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã.
– Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ.
– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã.
– Ra khỏi hợp tác xã, được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ.
– Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật
– Quyền khác theo quy định của điều lệ.
4. Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
Căn cứ Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012, thành viên hợp tác xã có các nghĩa vụ sau đây:
– Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
– Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
– Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã.
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8