Chứng cứ là yếu tố quan trọng, giữ vai trò mấu chốt trong quá trình giải quyết một vụ án dân sự. Giúp Tòa án xác định, làm rõ được các sự kiện, tình tiết của vụ án, đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn. Vậy chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Cách xác định chứng cứ như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Hoàng Thành sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên
1. Chứng cứ là gì?
Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: ” Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
2. Đặc điểm của chứng cứ:
Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:
– Tính khách quan:chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ.
– Tính liên quan:chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc.
– Tính hợp pháp:chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định.
3. Điều kiện để được công nhận là chứng cứ
– Các tài liệu đọc được nội dung nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
– Các tài liệu nghe được, nhìn được nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, ghi hình đó. Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ; nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
– Kết luận giám định được coi là chứng cứ; nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ; nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
– Tập quán được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
– Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ; nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp
4. Ý nghĩa của chứng cứ trong tố tụng dân sự
– Trong quá trình tiến hành các thủ tục tố tụng thì không chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh, tất cả những người tham gia tố tụng cũng có quyền đưa ra chứng cứ, sử dụng chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.
– Thông qua các chứng cứ, Tòa án hình thành các đối tượng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo 1 tự nhất định. Chứng minh có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo cho Tòa án giải quyết đúng đắng vụ việc dân sự
– Đối với đương sự, chứng cứ trong tố tụng dân sự là cơ sở để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện hoặc các yêu cầu khác của họ, nếu không có chứng cứ thì yêu cầu của đương sự khó mà được Tòa án giải quyết.
– Đối với Tòa án, chứng cứ là căn cứ quan trọng để Tòa án xét xử vụ việc đúng đắn, từ đó ra phán quyết, quyết định hoặc bản án một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật.
– Chứng cứ ảnh hưởng đến thủ tục xét xử của Tòa án : Trong trường hợp vụ án có tình tiết đơn giản, mối quan hệ pháp luật trong vụ án đã quá rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ của mình, các tài liệu và chứng cứ đã đầy đủ,… Đảm bảo đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án lúc này cũng sẽ không phải thu thập tài liệu, chứng cứ nữa.
– Chứng cứ có thể chuyển từ thủ tục xét xử rút gọn sang thủ tục xét xử thông thường: Trong trường hợp có phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất được với nhau, do đó cần phải xác minh, thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ, hoặc cần phải tiến hành giám định,… Lúc này cần phải đánh giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất được về mức giá của tài sản đang tranh chấp
Trên đây là khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự gì gì? Phân tích những ý nghĩa, đặc điểm, đánh giá, xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự, để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8