1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015
– Luật Công chứng 2014
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
– Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
2. Điều kiện để người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản
Căn cứ Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, điều kiện để người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản như sau:
– Người từ chối phải là người có quyền được hưởng di sản thừa kế.
– Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
– Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
3. Có bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản từ tối nhận di sản không?
Căn cứ Điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định: “người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản…”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối di sản chỉ cần được lập thành văn bản và gửi đến những người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
Như vậy, có thể thấy việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản không phải là yêu cầu bắt buộc. Cơ quan công chứng hoặc UBND chỉ thực hiện công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu của người thừa kế.
4. Thẩm quyền công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
Người có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế được lựa chọn việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản tại các phòng công chứng, văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã bất kỳ, cụ thể như sau:
4.1. Thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được cồng chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản uỷ quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”
Vậy, việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản có thể được thực hiện tại bất kỳ phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.
4.2. Thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản
Căn cứ điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, UBND cấp xã có trách nhiệm chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Đồng thời tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/215/NĐ-CP, Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
5. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế
Căn cứ Điều 59 Luật Công chứng 2014, người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu công chứng
– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký vào từng trang của văn bản;
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo bổ sung giấy tờ theo quy định. Trong trường hợp yêu cầu từ chối không thể thực hiện được, Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do.
– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
– Sau khi ký, đóng dấu vào văn bản từ chối, người yêu cầu công chứng tiến hành đóng phí, thù lao công chứng và nhận lại văn bản từ chối di sản thừa kế đã được công chứng
Phí, thù lao:
– Phí công chứng: 20.000 đồng (Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC)
– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do UBND cấp tỉnh ban hành (Điều 67 Luật Công chứng 2014).
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông qua một trong các phương thức sau:
Gọi đến số hotline: 0925.109.888
Gửi E-mail về hòm thư: hoangthanh.law.bds@gmail.com
Đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật Hoàng Thành tại địa chỉ: tòa W1 Vinhomes West Point, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Bà Lương Thị Hà (Lai Châu) có đặt câu hỏi: “Cho tôi hỏi thế nào là nhận chuyển...
Th9
ĐIỀU KIỆN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ông Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Ninh) có đặt câu hỏi: “Hộ gia đình, cá nhân được thực hiện...
Th9
CĂN CỨ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT P1
Một trong những vấn đề tồn đọng và gây nhức nhối nhất trong đời sống xã hội hiện...
Th8
Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Hiện nay vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra rất nhiều không chỉ ở địa phương mà...
Th8